Ở nhà thấp tầng có lo động đất?

Trước dư chấn của động đất ở Myanmar, nhà cao tầng Việt Nam cũng bị rung lắc, thậm chí nứt vỡ, nhiều người băn khoăn ở nhà thấp tầng thì nguy cơ đó có xảy ra?

Trả lời Báo Điện tử VTC News, chuyên gia Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, chất lượng nhà ở tại Việt Nam hiện nay có mức độ chống chịu động đất rất khác nhau, tùy thuộc vào loại công trình, khu vực địa lý và tiêu chuẩn xây dựng.

Trong đó, với nhà ở truyền thống và nhà tự xây bao gồm nhà cấp 4, nhà tạm, nhà tự xây không có kỹ sư thiết kế thì vẫn có nguy cơ bị sập khi xảy ra động đất mạnh. Nguyên nhân là những công trình này thường không tuân thủ các tiêu chuẩn chịu lực, sử dụng vật liệu kém chất lượng và thiếu biện pháp gia cố.

Nhà bê tông cốt thép xây theo kinh nghiệm, có thể chịu được động đất nhẹ nhưng vẫn dễ bị hư hỏng nặng hoặc đổ sập nếu động đất có cường độ lớn (hơn 6 độ Richter).

Ở nhà thấp tầng có lo động đất?- Ảnh 1.

Nhà thấp tầng tại Việt Nam có thể an toàn hơn nhà cao tầng trong động đất, nhưng điều này còn phụ thuộc vào chất lượng xây dựng, vị trí địa lý và cách thiết kế.

Theo ông Thịnh, với vị trí địa lý của Việt Nam, các trận động đất thường có cường độ từ nhỏ đến trung bình, chủ yếu xảy ra ở khu vực Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và ngoài khơi Biển Đông.

Tuy nhiên, nếu xảy ra một trận động đất mạnh thì mức độ an toàn của nhà thấp tầng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến kết cấu và chất lượng xây dựng.

Cụ thể, nhà xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có móng vững chắc, kết cấu khung bê tông cốt thép đạt chuẩn thì khả năng chịu lực sẽ tốt hơn. Ngược lại, nhà xây dựng không đúng kỹ thuật, vật liệu kém chất lượng, móng yếu có thể bị sập ngay cả khi động đất không quá lớn.

Yếu tố thứ 2 là về vị trí địa lý, nếu nhà nằm trên nền đất yếu, gần sông hồ hoặc khu vực dễ sạt lở, thì nguy cơ sụp đổ khi động đất sẽ cao hơn. Khu vực gần đứt gãy địa chất như Tây Bắc hoặc ven biển miền Trung cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng mạnh hơn khi động đất xảy ra.

Cuối cùng là về yếu tố thiết kế, nhà thấp tầng (1-2 tầng) nếu xây dựng theo đúng kỹ thuật thường có khả năng chịu động đất tốt hơn nhà cao tầng. Nhà có tường gạch chịu lực (không có khung bê tông) dễ bị nứt hoặc sập khi rung lắc mạnh.

"Nhà thấp tầng tại Việt Nam có thể an toàn hơn nhà cao tầng trong động đất, nhưng điều này còn phụ thuộc vào chất lượng xây dựng, vị trí địa lý và cách thiết kế. Nếu sống ở khu vực có nguy cơ động đất, bạn nên kiểm tra độ chắc chắn của nhà và có kế hoạch ứng phó phù hợp" , chuyên gia Lê Văn Thịnh kết luận.

Ông Thịnh cũng khuyến cáo cách ứng phó khi động đất xảy ra. Đó là nếu đang trong nhà, nên tìm nơi trú ẩn an toàn như dưới bàn chắc chắn, góc tường, hoặc khung cửa. Tránh đứng gần cửa kính, kệ sách, đèn chùm, hoặc vật nặng có thể rơi xuống.

Sau khi rung lắc giảm, người dân cần nhanh chóng ra khỏi nhà để tránh dư chấn.

Theo Điều 91 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các công trình xây dựng phải được thiết kế và thi công đảm bảo khả năng chịu lực, tính ổn định và tính bền vững trong điều kiện động đất. Đặc biệt, đối với những khu vực có nguy cơ động đất cao, công trình phải đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế chống động đất theo quy định của pháp luật.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng (QCVN 02:2022/BXD) cũng quy định chi tiết về các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế và thi công công trình chống động đất. Các tiêu chuẩn này bao gồm việc đánh giá nguy cơ động đất, tính toán tải trọng động đất và thiết kế cấu trúc phù hợp để chống chịu được các tác động của động đất.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Chuyên gia dự báo phân khúc bất động sản "khỏe" nhất năm 2025

Theo các chuyên gia, thời gian tới đất nền vẫn sẽ là phân khúc có khả năng tăng trưởng tốt, hút dòng vốn đầu tư.

Hoàn tất sáp nhập tỉnh thành, người dân muốn cập nhật thông tin giấy tờ đất đai, căn cước công dân thì làm ở đâu?

Dù không bắt buộc, người dân có thể cân nhắc cập nhật lại thông tin sổ đỏ trong các trường hợp như: Khi thực hiện giao dịch đất đai (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…) và muốn đồng bộ địa chỉ với các giấy tờ khác.

Đầu tư nhà đất thời "tiền rẻ"

Bên cạnh triển vọng của thị trường địa ốc, mặt bằng lãi suất ở mức thấp và chủ trương bơm mạnh vốn vào nền kinh tế cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đầu tư bất động sản thời điểm này.

Môi giới phía Bắc đồng loạt Nam tiến tiết lộ "cơn sóng mới": Người giàu Hà Nội đang ráo riết săn lùng bất động sản

Một môi giới phía Bắc có mặt tại TP.HCM tiết lộ người Hà Nội rất nhanh nhạy với các cơ hội đầu tư khi thị trường bất động sản phía Nam đón hàng loạt đại dự án. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư TP.HCM lại yêu thích kênh vàng.

Bỏ cấp huyện, hồ sơ đất đai của người dân sẽ được giải quyết ở đâu?

Tùy thuộc vào từng thủ tục mà người dân có thể thực hiện tại các cơ quan thay thế như Văn phòng, chi nhánh đăng ký đất đai, UBND xã hoặc các cơ quan khác.

Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi những cải cách hành chính và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi từ tháng 8/2024 đã góp phần rút ngắn quy trình phê duyệt và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đăng tin ngay