Thủ tướng yêu cầu rà soát dự án án có khó khăn, tồn đọng để tháo gỡ ngay

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 13 (ngày 8/2/2025) yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo đầy đủ các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài để kịp thời tháo gỡ, triển khai ngay các dự án.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát các dự án có khó khăn vướng mắc, tồn đọng kéo dài , khẩn trương có giải pháp xử lý dứt điểm để triển khai ngay các dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, không để lãng phí tài sản, tiền của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và xã hội.

Để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các công việc cụ thể và thường xuyên, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (gọi là Ban chỉ đạo) tại Quyết định số 1568/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 do Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình làm Trưởng Ban.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản 10339/BKHĐT-TTr ngày 16/12/2024 đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án về Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20/1/2025.

Tuy nhiên, đến ngày 7/2/2025, mới có 33 địa phương (gồm các tỉnh: (i) Các tỉnh phía Bắc (16/25 địa phương): Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hải Phòng, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Yên Bái; (ii) Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (13/18 địa phương): Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đắk Nông, Ninh Thuận; (iii) Các tỉnh phía Nam (6/20 địa phương): thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cà Mau, Đồng Nai, Hậu Giang, Trà Vinh) và 9 Bộ, cơ quan Trung ương (gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Viện Hàn Lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ủy ban Dân tộc, Đài Truyền hình Việt Nam, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam) gửi báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương các bộ, cơ quan, địa phương nêu trên đã tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, gửi báo cáo đúng thời hạn; đồng thời phê bình và yêu cầu các bộ và 30 địa phương chưa gửi báo cáo kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm cá nhân báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 17/2/2025. Đồng thời báo cáo kết quả rà soát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/2/2025, Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Để sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án trên cả nước, không để phải kiểm điểm hành chính, gây lãng phí nguồn lực, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát kỹ, tổng hợp đầy đủ các dự án có khó khăn vướng mắc, tồn đọng trong thời gian dài theo các biểu mẫu, nội dung đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản 10339/BKHĐT-TTr ngày 16/12/2024, gửi Thủ tướng chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất trước ngày 15/2/2025; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.

2. Sau ngày 15/2/2025, các bộ, cơ quan, địa phương chưa gửi báo cáo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án về Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ sẽ giao Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra để xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực Trung ương.

3. Giao Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo các bộ, cơ quan và địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao, xử lý giải quyết các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao tại Công điện này.

 

 

Bài viết cùng chuyên mục

Chuyên gia dự báo phân khúc bất động sản "khỏe" nhất năm 2025

Theo các chuyên gia, thời gian tới đất nền vẫn sẽ là phân khúc có khả năng tăng trưởng tốt, hút dòng vốn đầu tư.

Hoàn tất sáp nhập tỉnh thành, người dân muốn cập nhật thông tin giấy tờ đất đai, căn cước công dân thì làm ở đâu?

Dù không bắt buộc, người dân có thể cân nhắc cập nhật lại thông tin sổ đỏ trong các trường hợp như: Khi thực hiện giao dịch đất đai (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…) và muốn đồng bộ địa chỉ với các giấy tờ khác.

Đầu tư nhà đất thời "tiền rẻ"

Bên cạnh triển vọng của thị trường địa ốc, mặt bằng lãi suất ở mức thấp và chủ trương bơm mạnh vốn vào nền kinh tế cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đầu tư bất động sản thời điểm này.

Môi giới phía Bắc đồng loạt Nam tiến tiết lộ "cơn sóng mới": Người giàu Hà Nội đang ráo riết săn lùng bất động sản

Một môi giới phía Bắc có mặt tại TP.HCM tiết lộ người Hà Nội rất nhanh nhạy với các cơ hội đầu tư khi thị trường bất động sản phía Nam đón hàng loạt đại dự án. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư TP.HCM lại yêu thích kênh vàng.

Bỏ cấp huyện, hồ sơ đất đai của người dân sẽ được giải quyết ở đâu?

Tùy thuộc vào từng thủ tục mà người dân có thể thực hiện tại các cơ quan thay thế như Văn phòng, chi nhánh đăng ký đất đai, UBND xã hoặc các cơ quan khác.

Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi những cải cách hành chính và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi từ tháng 8/2024 đã góp phần rút ngắn quy trình phê duyệt và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đăng tin ngay