TS Lê Xuân Nghĩa “bật ngửa” với giá nhà: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường...mức giá này, bản thân tôi cũng không thể nào mua nổi"

TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, tốc độ tăng giá nhà quá kinh khủng. Điều này, khiến người dân khó sở hữu được nhà.

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 của Công ty PropertyGuru Việt Nam, sau 6 năm, tốc độ tăng giá trung bình của chung cư ở Hà Nội lên đến 70%. Cụ thể, chung cư ở Hà Nội có giá trung bình 46 triệu đồng/m2, còn giá chung cư TP.HCM là 48 triệu đồng/m2. Trong khi đó, thời điểm đầu năm 2018, giá rao bán chung cư Hà Nội và TP.HCM mới chỉ là 27 và 31 triệu đồng/m2. 

TS Lê Xuân Nghĩa “bật ngửa” với giá nhà: “Căn hộ mới đã lên tới 280 triệu/m2, dự án có giá 100-120 triệu/m2 là bình thường...mức giá này, bản thân tôi cũng không thể nào mua nổi

Ông Nghĩa cho rằng, thực trạng này là một bước lùi về chiến lược xử lý thị trường bất động sản, về nhà ở. Ông cũng lo ngại với tình hình thị trường bây giờ sẽ xảy ra "bong bóng" như phân khúc đất nền cách đây vài năm.

Theo đó, ông Nghĩa cho rằng, nên thiết kế 1 gói hỗ trợ mới và phải làm thật bài bản. Qua tham khảo một số nước phổ cập về chiến lực tài chính nhà ở thực hiện thông qua ngân hàng như Việt Nam, ông Nghĩa cho biết, ở Singapore lãi suất phải do Chính phủ đề ra, kỳ hạn cực kỳ hấp dẫn từ 30 – 36 năm, lãi suất người mua phải trả 2%/năm, còn phần lãi chênh do Chính phủ tài trợ. Trong khi đó, Việt Nam lại làm ngược lại, lãi suất chỉ được hỗ trợ 3 năm, hết niên hạn lãi suất thả nổi rất cao, thời gian cho vay lại quá ngắn. Điều này, là một cản trở lớn đối với người nghèo muốn mua nhà.

Trước thực trạng giá nhà tăng cao thời gian qua, mới đây, Bộ Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND TP Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch, môi giới, đặc biệt các dự án chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.

 

Bài viết cùng chuyên mục

Chuyên gia dự báo phân khúc bất động sản "khỏe" nhất năm 2025

Theo các chuyên gia, thời gian tới đất nền vẫn sẽ là phân khúc có khả năng tăng trưởng tốt, hút dòng vốn đầu tư.

Hoàn tất sáp nhập tỉnh thành, người dân muốn cập nhật thông tin giấy tờ đất đai, căn cước công dân thì làm ở đâu?

Dù không bắt buộc, người dân có thể cân nhắc cập nhật lại thông tin sổ đỏ trong các trường hợp như: Khi thực hiện giao dịch đất đai (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp…) và muốn đồng bộ địa chỉ với các giấy tờ khác.

Đầu tư nhà đất thời "tiền rẻ"

Bên cạnh triển vọng của thị trường địa ốc, mặt bằng lãi suất ở mức thấp và chủ trương bơm mạnh vốn vào nền kinh tế cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đầu tư bất động sản thời điểm này.

Môi giới phía Bắc đồng loạt Nam tiến tiết lộ "cơn sóng mới": Người giàu Hà Nội đang ráo riết săn lùng bất động sản

Một môi giới phía Bắc có mặt tại TP.HCM tiết lộ người Hà Nội rất nhanh nhạy với các cơ hội đầu tư khi thị trường bất động sản phía Nam đón hàng loạt đại dự án. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư TP.HCM lại yêu thích kênh vàng.

Bỏ cấp huyện, hồ sơ đất đai của người dân sẽ được giải quyết ở đâu?

Tùy thuộc vào từng thủ tục mà người dân có thể thực hiện tại các cơ quan thay thế như Văn phòng, chi nhánh đăng ký đất đai, UBND xã hoặc các cơ quan khác.

Thị trường bất động sản bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, được thúc đẩy bởi những cải cách hành chính và sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Việc triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi từ tháng 8/2024 đã góp phần rút ngắn quy trình phê duyệt và đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Đăng tin ngay